Tuyên bố kế thừa Việt Nam Cộng hòa Cộng_hòa_Miền_Nam_Việt_Nam

Ngày 30/4/1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố: “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978[5].

Sau ngày 30/4/1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã có 1 loạt tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như: Tuyên bố ngày 1/5/1975 của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc mà trước đó Việt Nam Cộng hòa đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Việc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp 1 trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo anĐại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm thành viên Liên Hợp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ[6] vào ngày 30 tháng 9[7]).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Miền_Nam_Việt_Nam http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/tap-chi-... http://www.richmond.edu/~ebolt/history398/PRG(1969... http://rulers.org/rulvw.html#vietnam http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-... http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu... http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/417... http://quochoi.vn/70qhvn/lichsuQHVN/Pages/lich-su-... https://web.archive.org/web/20041231052806/http://... https://www.globalpolicy.org/component/content/art...